Hướng dẫn kỹ thuật thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo

Thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng trong quy trình thi công sân bóng đá mini. Thi công nền hạ sân cỏ nhân tạo đóng vai trò quyết định chất lượng và tuổi thọ của sân bóng. Vậy làm thế nào để thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo đúng kỹ thuật? 

3 cách thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo bạn nên biết

Bạn có biết có rất nhiều cách để chúng ta có thể thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo. Bởi vì ứng với mỗi địa phương sẽ có những đặc thù địa hình và nguồn nguyên vật liệu khác nhau và tùy theo điều kiện của chủ đầu tư sân bóng mà sẽ có những cách làm nền hạ sân bóng khác nhau. Tuy nhiên về yêu cầu kỹ thuật của việc thi công nền hạ sân cỏ nhân tạo là giống nhau.

Cách 1: Thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo bằng nhựa đường

Thi công nền sân cỏ nhân tạo bằng nhựa đường là một phương pháp cực kỳ hiệu quả bởi đặt tính thoát nước nhanh, dễ tạo mặt phẳng và độ dốc thoát nước cho sân bóng, tuổi thọ sân cao. Tuy nhiên, giá thành và cách thức thi công có phần phức tạp về máy móc thiết bị chuyên dùng nên chưa được chọn lựa nhiều.

Cách 2: Thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo bằng xi măng (bê tông)

Ưu điểm của phương pháp thi công nền sân cỏ nhân tạo bằng xi măng (bê tông) là: thời gian thi công ngắn, giá thành thấp, tính thoát nước sân bóng tốt. Xi măng có giá thành tương đối phù hợp và áp dụng được tất cả các địa phương, đảm bảo được các tính năng của sân bóng, tuổi thọ cao.

Cách 3: Thi công nền hạ sân bóng đá bằng đá xây dựng (đá cấp phối 0-4 kết hợp đá mi)

Đây là cách thi công nền sân bóng phổ biến và được dùng nhiều nhất bởi chi phí thi công thấp nhất. Tính năng thoát nước tốt, tạo độ êm cho sân. Tuy nhiên, độ phẳng và tính ổn định hơi kém theo thời gian. Nếu thi công không tốt từ ban đầu sẽ dễ xảy ra hiện tượng lồi lõm, cao thấp không đều…

Quy trình thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo thông dụng nhất

Sau đây Cỏ nhân tạo Lê Gia sẽ hướng dẫn bạn cách thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo được thực hiện phổ biến nhất với giá thành rẻ nhất. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình thi công sân cỏ nhân tạo bạn nên quan tâm.

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng làm sân bóng

  • Xác định kích thước chuẩn khu vực làm sân bóng đá cỏ nhân tạo
  • Dọn dẹp sạch mặt bằng như: cây, cỏ, rễ cây, ủi bỏ lớp đất bùn bề mặt khoảng 10cm
  • Lu lèn lớp đất để tạo độ phẳng, độ cứng mặt sân trước khi trải đá

Lưu ý: Ở bước này ta cần phải xử lý thật kỹ như loại bỏ toàn bộ rễ những gốc cây to hoặc trải thêm vải địa kỹ thuật nếu như xác định khu đất nền yếu để đảm bảo độ ổn định của nền hạ sau này.

Bước 2: Trải lớp đá Base (hay còn gọi là đá cấp phối 0-4)

Tiến hành trải lớp đá Base với độ dày sau khi lu lèn là 10cm. Lớp đá Base này có tác dụng làm cứng mặt nền sân bóng.

Khi trải lớp đá Base ta không nên trải 1 lần mà nên chia ra làm 2 lần kết hợp với việc lu lèn từng lớp đá.

Trong quá trình lu lèn ta tiến hành phun nước đều mặt sân để đảm bảo độ nén mặt đá tốt hơn. Ở bước này đòi hỏi thợ thi công phải tạo được mặt phằng sân và độ dốc thoát nước cho sân bóng.

Đối với xe lu ta nên dùng xe lu loại từ 10-12 tấn mới đảm bảo được độ cứng từ K= 0,9-0,95. Theo kinh nghiệm thi công nền hạ sân bóng thì độ cứng đạt được khi bánh xe lu 10-12 tấn đi qua không còn dấu ngấn trên bề mặt sân.

Bước 3: Xây bó vỉa và hệ thống thoát nước sân bóng

Xác định kích thước sân bóng chính xác để xây bó vỉa tạo giới hạn khu vực sân bóng nhằm tạo mặt nền vừa đủ để tiết kiệm lớp đá Base. Tránh trường hợp trải đá quá rộng gây lãng phí không cần thiết. 

Xây rãnh thoát nước quanh sân đi kèm với việc xây bó vỉa, với bề rộng từ 40-45cm. Độ dốc của rãnh phải đảm bảo nước rút về 1 phía mà ta mong muốn.

Độ cao của bó vỉa và rãnh thoát nước phải ngang hoặc thấp hơn độ cao của 4 biên mặt sân để đám bảo thoát nước tốt.

Lưu ý: Có thể thiết kế bó vỉa nhưng không cần rãnh thoát nước nếu như mặt bằng làm sân bóng cao hơn mặt bằng khu vực xung quanh (cho thoát tự nhiên). Chỉ làm rãnh thoát nước khi mặt bằng sân bóng thấp hơn khu vực xung quanh hoặc sân bóng nằm trong khu dân cư đông không thể thoát nước tự nhiên được.

Bước 4: Trải lớp đá mi, canh chỉnh mặt sân tạo độ dốc thoát nước

Sau khi hoàn tất việc lu lèn lớp đá Base và xây bó vỉa xung quanh sân. Lúc này ta mới tiếp tục đo đạc lại Cos nền chính xác.

Trải lớp đá mi và tạo độ dốc bằng tay
Trải lớp đá mi và dăng dây tạo độ dốc bằng tay

Trải lớp đá mi có độ dày tiêu chuẩn 5cm để làm nhẵn mặt sân, bù những nơi lồi lõm, tạo độ dốc cho sân bóng. Độ dốc của sân bóng thường tạo ở giữa sân cao hơn 4 góc sân, độ chênh có thể từ 10-15cm.

Ở giai đoạn này chỉ cần dùng xe lu từ 2 đến 5 tấn là được.

Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu nền hạ sân bóng

Đương nhiên đây là khâu khá quan trọng vì sau khi nghiệm thu nền sẽ tiến hành trải cỏ nhân tạo sân bóng

Cách nghiệm thu đơn giản đó chính là nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận định dược độ phẳng mặt sân, độ dốc hoặc độ cứng mặt sân khi chúng ta đi qua lại trên sân để kiểm chứng.

Cách khác phức tạp hơn nhưng chính xác hơn đó là ta dăng dây để kiểm tra độ cao từng vị trí và chia nhỏ mặt bằng ra từng ô để đo đạc. Bạn có thể tham khảo qua hình ảnh bên dưới.

Kết:

Cỏ nhân tạo Lê Gia vừa chia sẻ đến bạn cách thi công nền sân bóng đá cỏ nhân tạo sao cho đúng kỹ thuật và 3 cách thi công nền sân cỏ nhân tạo thông dụng nhất. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết cách làm nền sân cỏ nhân tạo và lựa chọn phương án tối ưu chi phí nhất.

Mọi thắc mắc về cỏ nhân tạo sân bóng, cách thức thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo…Bạn có thể liên hệ với Lê Gia để được tư vấn Miễn Phí qua Hotline: 058.620.2630 (Zalo, Facebook) hỗ trợ 24/7. Email: conhantaolegia@gmail.com

Chúc bạn thành công!


Bài viết bạn nên xem:

» Chi phí thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo là bao nhiêu?

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *